KenhGiaiTriAz.Wap.Sh
Wapste Tiện Ích Giải Trí
HOMETruyệnGAME
Bộ sách: ĐẠO GIA KINH
TẢI 200 E-BOOK SÁCH THUỐC NAM BẮC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
NHỮNG BÀI THUỐC GIA TRUYỀN
BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA VIÊM AMIDAN TRẺ EM
Viêm amidanở trẻ nhỏ có nguy hiểm không và cách điều trị hiệu quả là những thông tin mà các mẹ cần biết khi trẻ có dấu hiệu bị viêm amidan. Hiện nay tình trạng viêm amidan không những ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng ngày càng gia tăng, việc hiểu được triệu chứng này sẽ giúp con bạn có cách phòng tránh và điều trị kịp thời khi không may bị mắc bệnh.
Bệnh viêm amidan đang khiến nhiều người lo lắng vì bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi, viêm amidan hay gặp ở người trẻ tuổi thường thì vào mùa lạnh khi đường hô hấp yếu đi bệnh sẽ phát triển và có khả năng tái phát lại nhiều lần nếu như không điều hợp lí dứt khoát bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong dân gian có rất nhiều các bài thuốc chữa viêm amidanđược lưu truyền từ những kinh nghiệm từ xa xưa. Sau đây là một số bài thuốc đông giúp trị khỏi bệnh viêm amidan mời các bạn thảm khảo :
Bài thuốc đông y chữa viêm amidan ở trẻ em:
Bài 1:
Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, sơn thù 8g, xạ can 6g, hoài sơn 12g, tri mẫu 8g, trạch tả 8g, thiên hoa phấn 8g, đan bì 8g, địa cốt bì 8g, phục linh 8g, ngưu tất 12g, tất cả làm thành một thang sắc uống.
Trong bài này, sinh địa, huyền sâm có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, sinh tân. Ngưu tất, tri mẫu có tác dụng hoạt huyết. Hoài sơn, phục linh, đan bì có tác dụng lương huyết tiêu sưng.
Bài 2:
Sinh địa 20g, bối mẫu, mạch môn, thiên hoa phấn, địa cốt bì mỗi thứ 8g; cam thảo, bach hà mỗi vị 4g; bạch thược, đan bì, huyền sâm mỗi vị 12g.
Tất cả làm thành thang sắc uống, uống khi thuốc còn ấm. Trong bài này, mạch môn để dưỡng phế âm, huyền sâm để thanh hư hỏa giải độc, sinh địa để dưỡng thận âm, bối mẫu để nhuận phế hóa đờm, đan bì để lương huyết tiêu sưng.
Tùy mức độ củabệnh viêm amidanmà cho dùng một trong các bài sau :
Kim ngân hoa 15 g, củ gừng gió 15 g, mơ rừng 30 g, rau má 12 g, bạc hà 3-4 g. Ngày sắc 1 thang, chia 2 lần.
Xuyên tâm liên 15 g, hạt núc nác 6 g, kim ngân hoa 10 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Uy linh tiên 50 g, sắc uống hằng ngày thay nước chè.
Rễ mơ rừng 50 g, cam thảo 25 g. Tất cả nghiền bột, cho thêm ít bạc hà, đình phấn rồi ép thành phiến 0,5 g. Mỗi lần ngậm 2 phiến, ngày ngậm 4 lần.
Nếu không chữa trị sớm và triệt để, bệnh sẽ trở thành mạn tính, hay tái phát. Người bệnh thường cảm giác có dị vật ở cổ, nuốt khó. Nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng giảm bệnh.trong 1 thời gian lâu hơn nhưng mang lại hiệu quả lâu bền hơn mà không bị tái phát.
Cách phòng chống viêm họngvà viêm amidan ở trẻ em :
Dạy trẻ cách đánh răng để bảo vệ răng miệng
Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng và đường hô hấp cho trẻ. Có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị viêm mũi, sổ mũi.
Với những trẻ đang còn bú nên làm sạch miệng cho trẻ bằng gạc y tế. Đối với những trẻ đã có khả năng súc miệng đánh răng, nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh
Môi trường cho bé sạch sẽ và thông thoáng, tránh xa khói bụi. Khói thuốc và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho trẻ bị viêm amidan.
Với những trẻ có tiền sử về đường hô hấp và viêm amidan nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.
Thường xuyên rửa tay và giữa vệ sinh sạch cho trẻ. Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn sau đó cho miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt gây nên bệnh viêm amidan.
UNG THƯ – BÀI THUỐC CHỮA THẦN DIỆU
1. .Hạt ý dỹ: 30 gam.
2. Thiên niên kiện: 30 gam.
3. Bán chỉ liên: 30 gam.
4. Bạch hoa xà thiết thảo: 60 gam.
5. Rễ Bồ công anh: 50 gam.
6. Củ sả: 1 củ.
7. Bột nghệ: 50 gam.
8. Cà phê 50 gam.
9. Hạt tiêu đen: 10 gam.
Cách sử dụng:
Đổ 15 bát nước nấu thuốc trong 2 giờ rồi chắt nước để riêng ra. Đổ tiếp 10 bát nước nấu trong 2 giờ nữa, chắt lấy nước trộn với nước lần 1 để uống như uống trà.
Sự hiệu nghiệm của thang thuốc “thần kỳ” này còn được nhấn mạnh: “Chủ trị các bệnh ung thư. Các kết quả thử nghiệm cho thấy phương thuốc này chữa được bệnh: Ung thư đường ruột, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư dạ dày, ung thư phổi… chỉ cần uống vào sau 4 đến 6 giờ, đã thấy hiệu nghiệm kỳ lạ.
BÀI THUỐC CHỮA ĐAU DẠ DÀY-VIÊM LOÉT DẠ DÀY
Bài thuốc: Chữa các triệu chứng về đau dạ dày( bao tủ) Đã bị lâu năm
uống gì cũng không lành. Phẩu thuật cắt bỏ chổ này đau chổ khác trông
dạ dày. Có người có nhà đau di truyền bệnh dạ dày cả dòng họ đời này
truyền sang đời khác: Thế hệ này sang thế hệ khác: Uống đều lành dứt
điểm trọn đòi không đau lại. Trước khi vào chữa bệnh đau dạ dày. Yêu
cầu những ai bị bệnh này chú ý kiêng củ nhủ sau: Trong thời gian uống
thuốc đừng ăn quá no. Đừng để bụng quá đói. tuyệt đối không uống bia
rượu. Cà phê. Chuối xoài. Đu đủ. Mít. Dưa Hạt hồ tiêu. Ớt cay.
Không ăn, các loại nước uống có độ chua, Cay, có ga ( co2 ) các loại
nước uống có đá lạnh tuyệt đối không uống, các thức ăn quá cứng khó
tiêu không ăn (Thịt chó) Đông y gọi là nhục khuyễn không ăn không nếm
( kể cả lúc đang uống thuốc điều trị và sau khi đã lành bệnh tuyệt đối
không ăn không nếm bao giờ ( dù bạn có lành bao nhiêu năm về bệnh dạ
dày chỉ cần ăn một lần là đau lại ngay: Nếu những ai không thể kiêng
được món nhậu
thịt chó thì đừng uống thuốc kẻo tiền mất tật mang (
đừng nghi chết no hơn sống thèm mà đau ốm khỏi sỏ ) sống thịt chó khó
dạ dày - triệu chứng đau dạ dày: đau âm ỉ, cồn cào, nóng rát vùng
thưởng vị, đầy hỏi, ở chua, nôn khan, ói mửa, đau xuyên qua sau lủng
túc vùng ngực và hai cánh tay, khó chịu. Trào ngược dịch thực quãn,
Viêm loét dạ dày, Bổ cong lớn, bổ cong bé, tâm vị môn vị, hang vị viêm
loét xung huyết niêm mạc dạ dày, thừa dịch vị đều dùng tốt lành hết..
Thành Phần Bài Thuốc: Đẳng sâm: Bạch truật: Xuyên khung: Thương
truật: Nga truật: Ngãi cứu: Tô mộc: Hoàng kỳ: Chỉ thực: Hậu
phác: Bồ công anh: Mỗi vị 20 gam. Cam thảo: Chỉ xác: Trần bì: Sa
nhân: Đương quy: Hương phụ chế: Thục địa: Hoài sơn: Sơn tra: Mỗi
vị 16 gam. Bán hạ: Kiết cánh: Mộc hương: Đại hoàng: Mỗi vị 12 gam.
Nếu ở chua bỏ vị Sơn tra: thêm vị Thần khúc: 16 gam. thêm Đại mạch: 16
gam thêm Mậu lễ: 16 gam. Nếu đi cầu Đại tiện Táo bón thêm. Nhục
thung dung: 16 gam thêm Phục thần: 16 gam. Nếu đau lưng thêm Đỗ
trọng:
Ngưu tất: Mỗi thang sắc 4 nước ngày uống 3 nước mỗi thang.
Gia thêm 3 lát Gừng tươi trước khi sắc uống từ 12 thang đến 16 thang
nếu chưa lành hẵn uống tiếp 9 thang nữa trường hợp này là bệnh qua
nặng và đã bị nhiều năm.
BÀI CHỮA SỎI MẬT HIỆU NHGIỆM
Thành Phần:
1. Uất kim ( Củ Nghệ tươi ) 50g
2. Chi tử ( Trái Dành dành ) 30g
3. Nhân trần 30g
4. Diệp hạ châu ( Cây chó đẻ ) 20g
5. Sài hồ 15g
6. Hoàng bá 15g
7. Kim tiền thảo 20g
8. Chỉ xác… 20g
9. Râu bắp 15g
10. Rễ Dứa gai 30g
11. Râu mèo 20g
12.Biển súc ( Rau đắng biển tươi ) 30g
NƯỚC NHỨT:Sắc 4 chén còn 8 phần chén,
NƯỚC NHÌ: Đổ 2 lít nước nấu sôi dùng làm nước khi khát uống
Mỗi ngày một thang, uống liên tục 7 ngày nghỉ hai ngày và cứ thế tiếp
tục uống đến khi siêu âm không còn sỏi...
Vì sỏi mật dễ tái tạo nên lâu lâu uống vài thang thì sỏi sẽ không tái
tạo được...
Bài thuốc làm tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật, giúp
kháng khuẩn, kháng viêm, nhuận trường, lợi tiểu và làm giảm nhanh các
triệu chứng đau, sốt, vàng da. Đây là giải pháp toàn diện để tháo gỡ
những vấn đề nan giải trong điều trị bệnh.
CÁC BẠN NÊN SHARE BÀI THUỐC NÀY ĐỂ NHIỀU NGƯỜI BIẾT
BÀI CHỮA GAI CỘT SỐNG- VÔI HÓA CỘT SỐNG- THOÁT VỊ ĐỊA ĐỆM- PHONG CÒNG LƯNG
Bài thuốc: Chữa gai cốt sống, Vôi hoá cột sống, Thoát vị địa đệm,
Thoái hoá xương khớp, Phong còng lưng, Co rút không ngẫng lên được:
Thành Phần Bài Thuốc: Nhân sâm: Toàn quy: Bạch truật: Thục địa:
Đơn bì: Hà thủ ô: Hoàng kỳ: Mỗi vị 20 gam. Tục đoạn: Kỹ tử:
Phòng phong: Khương hoạt: Độc hoạt: Đỗ trọng: Ngưu tất: Thỏ ty
tử: Bạch linh: Bạch thược: Tần giao: Phong kỹ: Thiên niên kiện:
Cẩu tích: Mỗi loại 16 gam. Hồng hoa: Mộc dược: Hương phụ chế: Quế
nhục: Mỗi vị 12 gam. Cam thảo 16 gam. Đại táo 10 quả. Mỗi thang sắc
5 lần mỗi ngày uống 3 lần! Một liệu trình Uống đủ 9 đến 12 thang. Nếu
ai đó đã bị lau năm gia thêm 2 vị thuốc này nữa: Xuân thiên đằng:
16gam. Dập địa kim ngu: 18gam. Chú ý: Hai vị thuốc này rất hiếm
phải tìm những tiệm Thuốc bắc danh sủ mới có) Hai vị thuốc này nằm
trong 5 Vị bí quyết đặc trị gia truyền của tôi điều trị căn bệnh này.
BÀI THUỐC CHỮA: U NHỌT ĐỘC TRONG PHỔI
Kể cả u lành tính và u ác tính. Cancer phổi các thời kỳ 1 , 2 , 3 được chữa bằng thảo dược thuần tuý mà hiệu quả lành bệnh nhanh chống bất ngờ! Ai bị chứng bệnh này cũng khẳng định tử thân gõ cửa kêu đi. Vì bệnh này rất nan y. Phức tạp. Có những diễn biến rủi ro. Vì nhiều vị trí hình thành khối u. Rất khó xử lý về các phương pháp y học. Cắt mỗ. Tia xã. Chọc rút. Nhưng tạo hoá sinh ra con người và sinh ra bệnh tật. Thì tạo hoá cũng sinh ra những cây cỏ hảo dược cho con người tìm hiểu chữa trị. Sau đây tôi trình bày một:
Bài Thuốc hết sức giá trị. Chữa chứng bệnh này mà Tôi đã áp dụng chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân bị chứng bệnh này. Trong đó không biết bao nhiêu người Bệnh Viện trả về vì không thể cửu chữa được, hay hết cách cửu chữa về nhà chờ ngày tận số, về với tổ tiên ông bà thôi BÀI THUỐC NHƯ SAU:
Thành Phần:
1. Bán chỉ liền: 15 gam.
2. Bạch hoa xà thiệt thảo: 30 gam
3. Thổ bối Mậu: 12 gam
4. Thiên hoa phấn: 12 gam
5. Trần bì: 12 gam
6. Bán hạ chế: 12 gam
7. Kiết cánh: 12 gam
8. Cam thảo: 16 gam
HƯỚNG DẪN: Mỗi ngày một thang. uống liên tục từ 60 ngày đến 90 ngày là ổn định lành hẳn không bao giờ tái phát. Chú ý: trong thời gian uống thuốc bệnh nhân đi cầu ra máu mũ là tốt, khối u đã có tác dụng của thuốc nên vận hoá xuống đường đại tiện) Sau 10 ngày đưa bệnh nhân đi chụp phim phổi thì không còn khối u nữa đâu. Nhưng phải duy trí uống đủ thời gian trên. Kiêng củ trong điều trị. Cấm bệnh nhân: uống các loại nước ngọt bia. Rượu. Tuyệt đối. Nhất là Sữa các loại. Tránh hỏi ma mới hỏi lạnh. Các bạn chú ý và lưu tâm quý hơn cho các bạn châu báu vàng bạc. Đế giúp đời giúp người. Với tình yêu con người trong mọi hoàn cảnh ốm đau nhất là những bệnh nhân mắc những chứng bệnh nan y hiểm nghèo tôi sẽ cho hết tất cả khả năng Bí Quyết gia truyền nghề nghiệp đễ cửu chữa nên ai đó đừng vội nghĩ sai về tôi nha. Hãy tin tưởng mà áp dụng. Bệnh này sau khi lành 2 lá phổi họ khỏe mạnh lắm chụp phim phổi kiểm tra trắng tinh. Không đen mở.!
BÀI THUỐC BỔ THAI AN THAI
BÀI THUỐC BỔ THAI AN THAI
Dược Liệu:
1.Bố chính sâm hoặc Phong đảng sâm: sao vàng)20g
2.Khiếm thực ( sao vàng)20g
3.Sa nhân (để sống)8g
4.Tô ngạnh (Cành tía tô. để sống)12g
5.Thục địa( dùng sống)12g
6.Trần bì ( Tức vỏ quýt sao khô)8g
7.Hoài sơn (Tức củ mài sao vàng)20g
8.Chữ Ma Căn: (Tức củ gai) Phơi khô: 20g
9.Ngải diệp ( Tức Ngải Cứu bỏ hết cành phỏi khô) 8g
10.Liên nhục ( bỏ cuội sao vàng)12g
11.Tục đoạn ( sao vàng)12g
Cách Dùng: Các vị trên hợp lại thành 1 thang thuốc cho vào siêu đổ nước ngập thuốc sắc nước đầu lấy 1 bát, nước thứ 2 lấy trên lưng bát, nước thứ 3 lấy lưng bát rồi cô lại chia làm 3 lần uống, mỗi lần uống lưng bát vào buổi sáng, trưa và tối.
Chủ Trị: Người thai nghén, gầy yếu, ăn ngủ kém, mệt nhọc, đau lưng.
Gia giảm: Tạng hàn bỏ Thục địa và Củ Gai. Gia thêm: Hà thủ ô 5 đồng cân và sa nhân thêm 1 được
Tạng nhiệt bỏ Sa nhân gia Hoàng cầm 3 đồng cân
Có nôn mửa: Trúc lịch lưng chén con
Kiêng ăn: Bột sắn, canh cua, cà cuống, dấm mẻ, thịt thỏ, thịt chó v.v… không phản ứng.
Kết Quả: Đã chữa trên 1000 người 100%.
VIÊM TẮC TUYẾN SỮA PHỤ NỮ MỚI SINH CON NHỎ
HỘI ĐÔNG Y HUYỆN ỨNG HÒA
Lương y gia truyền: Nguyễn Duy Thái

Trình bày 2 bài thuốc gia truyền:
I- Viêm tắc tuyến sữa phụ nữ mới sinh con nhỏ:
Triệu chứng như bị tấy sưng nóng đỏ 1 hoặc cả 2 bên vú, sữa không thông trẻ không bú được. Có trường hợp phát sốt đau nhức. Đây gọi là viêm tắc tuyến sữa của phụ nữ.
Bài thuốc chữa viêm tắc tuyến sữa:
Dược Liệu:
1- Kim ngân hoa: 10g
2- Liên Kiều: 8g
3- Bồ công anh: 10g
4- Mộc thông: 6g
5- Thông thảo: 4g
6- Cam Thảo: 8g
7- Cắt cánh: 8g
8- Hương phụ: 5g
9- Đan sâm: 7g
10- Xích thược: 5g
11- Phục linh: 10g
12- Đảng sâm: 15g
13- Xuyên khung: 5g
14- Xuyên quy: 10g
15- Sinh địa: 10g
II- Viêm sơ tuyến vú:
Những trường hợp phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh
- Trước khi hành kinh thấy tấy sưng, sờ vào vú thấy có cục rắn đau ít, thỉnh thoảng nhấm nhói, đau tức 2 bầu vú, có trường hợp có hạch ở hốp nách, có trường hợp bị một bên, có trường hợp bị cả 2 bên bầu vú. Như vậy gọi là viêm sơ tuyến vú.
Bài thuốc chữa viêm sơ tuyến vú
(Phụ nữ có thai không được sử dụng)
Dược Liệu:
1- Sài hồ: 10g
2- Kim ngân hoa: 10g
3- Liên kiều: 10g
4- Mộc thông: 8g
5- Độc hoạt: 7g
6- Cam thảo: 8g
7- Hồng hoa: 5g
8- Nga truật: 8g
9- Hương phụ: 10g
10- Đan sâm: 8g
11- Xích thược: 8g
12- Xuyên khung: 7g
13- Quy vĩ: 15g
14- Huyền sâm: 12g
15- Bồ công anh: 10g
16- Trinh nữ hoàng cung: 8g
17- Bạch truật: 8g
18- Cam thảo: 8g
Diễn giải tính vị của các vị thuốc:
1- Cam thảo: vị cam, tính bình, bổ nguyên khí ở tam tiêu, bổ tì vị thông huyết giải độc.
2- Xuyên quy: (Vĩ là dễ) vị cam, tính ôn, hòa huyết, bổ huyết.
3- Xuyên khung: tân ôn, khai uất, nhuận can táo, trục phong tà, tiêu huyết ứ.
4- Đảng sâm: vị cam, khổ, hơi ôn, bổ nguyên khí, khải độc trong huyết.
5- Mộc thông: vị cam đạm, thông ôn, giáng dẫn các chứng thấp nhiệt, lợi tiểu.
6- Thông thảo: Vị cam ôn, thông tắc tia sữa, thông mạch lợi sữa.
7- Sài hồ: vị khổ hàn, phát biểu hòa lý, trục ứ nghinh tân.
8- Hương phụ: vị tân, tính bình, hay táo, hơi khổ, thông hành 12 kinh.
9- Đan sâm: vị cam ấm, quy kinh, thông huyết, bổ huyết
10- Sinh địa: vị cam khổ, tính hàn, bình mọi chứng huyết nghịch, lợi tam tiêu, giải uất.
11- Kinh ngân: vị ngọt, hơi hàn, tiêu độc, thông huyết, tiêu viêm.
12- Cắt cánh: vị khổ tân, thông khí huyết.
13- Liên kiều: vị khổ, hơi hàn, lợi thủy thông kinh, sát trùng, chỉ thống.
14- Bồ công anh: vị mát, thông huyết, lợi niệu, tiêu độc, tiêu viêm
15- Xích thược: vị khổ, toan, tính hàn, tả tan tiêu huyết ứ.
16- Độc hoạt: vị tân khổ, hơi ôn, trị chứng sìu phong, khứ thấp, tiêu viêm.
17- Huyền sâm: vị khổ hàn, giúp thủy chế hỏa trị chứng ban độc, thông lợi niệu.
18- Phục linh: vị cam ôn, trợ dương vào kinh phế tả nhiệt, thông lợi bàng quang, tiêu đờm.
19- Bạch truật: vị khổ cam, táo thấp, bổ tì vị.
20- Nga truật: vị tân khổ, hành khí phá huyết tích, tiêu nhục khối.
21- Hồng hoa: vị tân khổ, ôn, phá ứ, hoạt huyết, tiêu tích khối.
22- Trinh nữ hoàng cung: vị cam, tính mát, hoạt huyết, lợi niệu, tiêu độc, phá tích, tiêu u.
BÀI ĐIỀU KINH HOẠT HUYẾT
Ông Thiêm Bạch Mai
Nam mộc hương400gNga truật400g
Hồng hoa16gMộc hương cạo vỏ ngoài
Nam mộc hương ủ nước cho mềm thái mỏng, tẩm dấm phơi khô sao vàng. Nga truật cũng vậy. Hồng hoa cũng tẩm dấm sao vàng. Các vị hồ hoàn bằng hạt ngô thay bằng rượu với 4g hồng hoa ngâm trong rượuCách dùng:Mỗi ngày uống 3 lần, ngày 1= 10 viên, ngày 2 = 20 viên ngày 3 trở đi mỗi lần 30 viên uống lúc nửa no nửa đói. Mỗi lần uống thuốc nhấp tý rượu hồng hoa rồi chiêu nước chè nóng.
Công dụng:Điều kinh hoạt huyết
Kiêng:Các thứ mất máu, đang hành kinh không được uống, không có phản ứng.
Chủ trị:Kinh nguyệt không đều, kinh loãng nợt hay đen, người hay ốm, chậm thai nghén.
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH SỞI MỚI MỌC
Bài thuốc:
1. Cát căn (để sống)16 gr
2. Giềng ấm (sao qua)6 gr
3. Kinh giới tuệ (để sống)12 gr
4. Lá nọc sởi (sao qua)6 gr
5. Cam thảo nam (sống)12 gr
6. Giây mướp (sao vàng)16 gr
Các vị làm thành 1 thang sắc uống dần dần làm nhiều lần trong 1 ngày.
Nếu đi ỉa lỏng thêm Kinh giới tuệ lên 16 gr
Nếu ho nhiều không dóc đờm thêm Cam thảo nam lên 24 gr và gia Hoàng lục (cây gai nhể ốc) 4 gr.
Bài này dùng chung cho cả 3 thời kỳ nếu sởi chưa mọc, uống thì sẽ chóng mọc và phát ra hết độc; Nếu sởi đã mọc thì chóng bay và không có biến chứng nguy hiểm. Nếu sởi đã bay uống thì tiệt nọc, không biến chứng nữa.
Kiêng kỵ như bài trên.
Hai phương này chỉ áp dụng cho bệnh sởi không biến chứng.
BÀI THUỐC CHỮA PHONG TÊ THẤP
1. Thành phần bài thuốc:
1.Thổ phục linh
(có thể thay thế bằng củ dứa gai khô) 20g
2. Lá lốt tươi: 30g
3. Ý dĩ: (sao vàng thơm): 20g
4. Rễ trinh nữ: (rễ cây xấu hổ) sao vàng: 20g
5. Vỏ cây núc nác: (tẩm nước muối sao vàng)10g
6. Cam thảo đất: (khô): 10g
2. Công năng - Tác dụng:
Khu phong trừ thấp nhiệt, tiêu độc, sát trùng, lợi tiểu, tư âm bổ thận, thanh can giải nhiệt, tiêu khát, mạnh tỳ vị, táo thấp.
3. Chủ trị:
Chứng phong thấp thể nhiệt (thấp nhiệt): Khớp xương sưng, nóng, đỏ, đau; nơi sưng đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác kèm theo sốt nóng, khát nước, đại tiện táo, ăn kém, mệt mỏi.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc trên cho vào siêu, sắc 2 lần. Mỗi lần sắc đổ vào 400ml nước, sắc cạn lấy 100ml, trộn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia uống 2 lần trong ngày. Người lớn ngày uống 1 thang; trẻ em 2 ngày 1 thang. Bệnh nhẹ uống từ 3 -5 thang; bệnh nặng uống từ 6-10 thang cho 1 đợt điều trị.
5. Kiêng kỵ:
Kiêng thịt gà, thịt chó, ớt, hạt tiêu.
BÀI THUỐC CHỮA LIỆT DƯƠNG(TINH LOẢNG)
Bài thuốc:
1. Cồ túc xác (để sống)8g
2.Lộc giác xương (sao vàng)16g
3. Ba kích (tẩm muối sao)24g
4.Liên tử (để sống phơi khô)4g
5. Thỏ ty tử (tẩm nước cơm sao nổ đều)12g
6. Ý dĩ (sao vàng)20g
7. Hoài sơn (sao vàng)40g
8. Liên nhục (bỏ tâm sao vàng)40g
9. Hà thủ ô20g
Cách chế:Các vị tán nhỏ rây kỹ tẩm với mật mía rồi viên bằng quả táo phơi khô bỏ lọ kín dùng dần.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 10 viên uống làm 2 lần (mỗi lần 5 viên) uống lúc đói uống thuốc xong ăn 2 con chim sẻ vặt bỏ lông ruột nướng chín ăn hoặc rán ăn lẫn với thuốc cũng được.
Chủ trị:Luôn chữa bệnh liệt dương, tinh khí loãng không thụ thai được.
Kiêng không ăn hành
Kỵ thai,không phản ứng.
Kết quả:Đã chữa nhiều người trong quá trình hành nghề đạt kết quả 100%
BÀI THUỐC CHỮA NGỨA LÂU NĂM
Thể huyết nhiệt, huyết độc gây ra và các bệnh do huyết nhiệt cảm phải phong tà, gây bệnh ở ngoài da lâu ngày gây ngứa, đau nóng rát, tê bì, ban chẩu, chảy nước vàng nổi cục, phỏng nốt ở da lâu ngày.
Rất công hiệu và an toàn, tôi đã điều trị nhiều năm và có sự gia giảm tùy theo bệnh nhân - nam, nữ, già trẻ đều thông dụng.
Bài Thuốc Như Sau:
Dược Liệu:
1.Sinh địa: 20g
2.Địa cốt bì: 16g
3.Huyền sâm: 16g
4.Kinh giới: 12g
5.Hậu phác: 12g
6.Chỉ xác: 12g
7.Ké đầu ngựa: 16g
8.Cam thảo: 8g
9.Sài đất: 16g
10.Liên kiều: 20g
11. Đan bì: 12g
12. Qui vĩ: 12g
13.Thổ phục linh: 16g
14.Kim ngân hoa: 40g
15. Bồ công anh: 30g
16.Tạo giác thích: 12g
17. Đan sâm: 16g
Cách Dùng:
Tùy theo sự gia giảm cho từng bệnh nhân, còn trên đây là đủ căn bản quân thần tá sứ.
─ Nếu sốt: gia Chi tử.
─ Chảy nước vàng: gia Hoàng bá.
─Nóng nhiều: gia Chi mẫu.
BÀI THUỐC CHỮA KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
Ở đời vốn quý nhất là
Sức khỏe bền vững ai mà chả mong
Từ già chí trẻ gái trai
Ai mang thân gái chớ lo ở đời
Kinh thuận mỗi tháng mỗi kỳ
Chẳng may mắc phải tháng nay hai kỳ
Chớ lo suy nghĩ làm gì
Sắc ngay bài thuốc dưới đây mà dùng
Uống vào chỉ một hai thang
Thân mình lại khỏe vui tươi suốt đời
1.Pháp điều trị: Bổ khí dưỡng huyết cầm máu
2.Bài thuốc :
1.Nhân sâm: 15g
2. Hoàng kỳ: 20g
3. Đương quy: 20g
4. Bạch truật: 20g
5. Bạch thược: 15g
6. Đan sâm: 15g
7. Xuyên khung: 15g
8. Thăng ma: 10g
9. Trần bì: 10g
10. Sài hồ: 10g
11. Cam thảo: 10g
12. Huyết dụ (sao đen) 20g
a) Cách dùng: Đổ nước bằng mặt thuốc đun sôi 15 phút, uống thay nước hàng ngày.
b) Công dụng: Phụ nữ kinh nguyệt kéo dài do rong kinh hoặc kinh nguyệt tháng bị hai lần cứ 15 ngày lại thấy kinh.
c) Kiêng kỵ: Cần nghỉ ngơi không lao động nặng, ăn đồ cay nóng.
d) Phân tích bài thuốc:
Nhân sâm, bạch truật, Hoàng kỳ là 3 vị thuốc bổ khí nâng thể trạng của cơ thể lên, để làm cho huyết hành được lưu thông tốt làm cho huyết tự ngừng ra, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Đan sâm 4 vị này có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, hành huyết dẫn huyết đi theo đúng quỹ đạo mà huyết tự cần.
Thăng ma, Trần bì, Sài hồ, Cam thảo 4 vị này vừa thăng khí huyết đi lên phía trên và sơ can can huyết bình hòa can huyết được ôn hòa, vì can là tạng điều chỉnh huyết ở cơ thể, can được bình hòa thì huyết sẽ không hành sai quy luật nữa.
BÀI THUỐC DƯỠNG NÃO TRANG
Dược Liệu:
1. Trích thục: 32gam
2. Hoài sơn: 16gam
3. Đan bì: 12gam
4. Bạch linh: 12 gam
5. Trạch tả: 12 gam
6. Sơn thù: 16 gam
7. Nhục quế: 8 gam
8. Phụ tử: 6 gam
9. Đại táo: 12 gam
10. Đinh hương: 2 gam
11. Nhân sâm: 12 gam
12. Bạch truật: 15 gam
13. Xuyên quy: 12 gam
14. Trích kỳ: 12 gam
15. Trích thảo: 6 gam
16. Viễn chí: 6 gam
17. Táo nhân: 6 gam
18. Long nhãn: 12 gam
19. Kỷ tử: 12 gam
20. Bắc mộc hương: 2 gam
Tác dụng:
Khỏi thiểu năng tuần hoàn não, giảm trí nhớ, da xanh mái, mạch nhược.
Liều dùng, cách dùng:
Một ngày sắc 1 thang 3 lần, đổ 1 lít nước sắc còn 205ml rồi chia làm 2 lần uống cách 30 phút. Uống vào lúc không no không đói.
Liệu trình uống thuốc từ 7 ngày đến 9 ngày rồi khám lại.Chỉ định:
Buốt đầu, choáng váng, co thắt cơ bắp như kiểu chuột rút, đoản khí, mệt mỏi, tự hãn.
Chống chỉ định:
Đau đầu do cảm sốt, cơ bắp đau nhức xương nóng, mạch sác hoạt.Kiêng kỵ:
Kiêng thức ăn tanh, chua.
BÀI THUỐC CHỮA THẤP KHỚP
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 5 đời của thầy dậy học truyền cho. Bản thân áp dụng trên 30 năm.
Phương thuốc:
1. Vỏ cây gạo: 120g
2. Lá đơn gối hạc: 80g
3. Dây chìa vôi: 40g
4. Hạt ý dĩ: 40g
Bào chế:
1.Vỏ cây gạo cạo sạch gai, vỏ ngoài, thái nhỏ dùng sống.
2. Lá đơn gối hạc (Hạc tất diệp): rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, quét sạch đất, đổ xuống cho nguội.
3. Dây chìa vôi (Bạch phấn đằng): tẩm nước gạo 1 đêm, phơi khô, bỏ đốt, sao vàng.
4. Ý dĩ: sao vàng.
Các vị trên cho vào cái nồi sành, đổ 1 lít rượu tốt, đậy kín nắp, đổ vào 1 cái nồi đún cách thuỷ độ 3 giờ, rồi chôn xuống đất 1 đêm để khử hoả độc, xong lấy nên lọc nước rượu trong, nút kín dùng dần.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 3 lần vào trước 2 bữa cơm sáng chiều và lúc trước khi đi ngủ.
Mỗi lần uống 1 chén con (Loại chén nhỏ uống rượu chè).
Chủ trị:
Chữa chứng thấp khớp, chân tay đau rức, co quắp, duỗi ra co vào đi đứng khó khăn, đau sưng đỏ các đốc xương, hoặc phát nở thuộc về loại thấp nhiệt đều dùng được. Kiêm trị cả chứng tê.
Cấm kỵ:
Có thai không dùng được.
Kiêng ăn: Cua, thị gà, cơm nếp, các thứ tanh các thứ chua như dấm mẻ…
Phản ứng: Nếu uống quá liều thì say như say rượu thường.
Kết quả:
Đã chữa rộng rãi ở các tỉnh. Trong 30 năm chữa hàng vạn người nhưng theo dõi được độ trên 1000 người khỏi.
Kết quả 85 %.
BÀI CHỮA KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU
Bài thuốc:
1. Hương phụ: (tẩm dấm thanh, gừng, đồng tiện)100 gam
2. Nam mộc hương (tẩm dấm thanh)70 gam
3. Nga truật: (tẩm dấm thanh)50 gam
4. Hồng hoa: 30 gam
5. Sinh địa: 100 gam
6. Đan sâm: 100 gam
Tác dụng, chỉ định:
Điều trị kinh nguyệt không đều, sắc kinh tím thâm, cục hòn, trước khi hành kinh đau bụng, ốm như giả cách, chậm thai nghén.
Liều dùng:
Lấy tỉ lệ thuốc trên làm chuẩn, tán bột, hoàn thuốc viên bằng hạt đỗ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên trước bữa ăn trưa, chiều.
Chống chỉ định: Không.
BÀI CHỮA ĐAU MỎI KHẮP XƯƠNG
Lịch sử bài thuốc: Phương thuốc gia truyền 100 năm.
Dược Liệu:
1. Chi tử( sao đen)4g
2. Hương phụ( thất chế) 8g
3. Xương truật( sao vàng)8g
4. Ý dĩ( sao vàng)16g
5. Đỗ trọng( sao muối) 8g
6. Liên nhục( sao vàng) 12g
7. Nam sâm( rượu, gừng sao vàng) 16g
8. Thổ phục linh: 20g
Bạch chỉ 12g Cam thảo: 4g
Niên kiện 12g Cốt khí: 8g
Mạn kinh: 4g Tục đoạn: 8g
Trần bì 4g Ngưu tất: 4g
Sắc 2 nước. Nước đầu đổ 4 bát lấy lưng bát. Nước thứ 2 đổ 3 bát lấy lưng bát. Sắc xong nước nào uống nước đấy, uống trước khi ăn cơm.
Chủ trị:Đau mỏi khắp xương, tê bì.
Phản ứng: Khi uống vào thang đầu đau tăng lên, sau giảm dần và khỏi( uống đau lên vì dẫn thuốc) tiếp tục uống sẽ khỏi bệnh. Đàn bà có thai không được uống. Hiệu quả 80%.
NỔI NGỨA MÀY ĐAY NGOÀI DA
Lương y Trần Hữu Lễ
Trường Yên - Chương Mỹ - Hà Tây
Thành Phần Bài Thuốc:
1.Cam thảo: 8g
2. Xuyên quy: 15g
3. Độc hoạt: 12g
4. Mộc qua: 10g
5. Một dược: 5g
6. Ngưu bàng: 10g
7. Ngưu tất: 12g
8. Liên kiều: 10g
9. Nhũ hương: 5g
10. Tần giao: 12g
11. Thổ phục linh: 15g
12. Xương truật: 12g
13. Tỳ giải: 12g
14. Phòng kỷ: 12g
15. Xuyên khung: 10g
2. Công năng - Tác dụng:
Khu phong trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, sát trùng tiêu viêm, hành thủy lợi tiểu, an thần chỉ thống, lưu thông khí huyết, bổ dưỡng huyết, bổ tỳ vị.
3. Chủ trị:
Ngứa, nổi mề đay ngoài da.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị thuốc cho vào siêu sắc 2 lần, mỗi lần sắc đổ vào 500ml nước, sắc cạn lấy 100ml. Trộn lẫn nước sắc lần 1 với nước sắc lần 2, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
BÀI CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Viêm khớp dạng thấp
Bài Thuốc 1:
1. Độc hoạt: 12 gam
2. Tang ký sinh: 15 gam
3. Phòng phong: 8 gam
4. Uy linh tiên: 10 gam
5. Quế chi: 10 gam
6. Đỗ trọng: (sao)10 gam
7. Ngũ gia bì: 12 gam
8. Thiên niên kiện: 12 gam
9. Phòng kỷ: 10 gam
10. Bạch thược: 10 gam
11. Ngưu tất: 10 gam
12. Đan sâm: 10 gam
13. Xuyên khung: 10 gam
14. Xuyên quy: 12 gam
15. Sinh địa: 20 gam
16. Đẳng sâm: 10 gam
17. Chích thảo: 5 gam
18. Đại táo: 3 quả
Cách Dùng:
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần thật kỹ hoà chung chia uống trong ngày.
Chủ Trị: Chữa phong hàn thấp tý từ lưng xuống chân, các khớp đau nhức, co duỗi khó khăn, cảm giác nặng và tê, người mệt mỏi, trời lạnh về đêm đau tăng, trời nóng ấm ban ngày dễ chịu.
BÀI THUỐC CHỮA HO GÀ
Người trình bày: Vũ Văn Khiết - Số 307 Bạch Mai - Khu Hai Bà.
Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân đã áp dụng 45 năm.
Phương Thuốc:
1. Lá Chanh (bỏ xương lấy thịt sao vàng)1 lạng
2. Lá Táo (sao vàng)1 lạng
3. Tang bì ( Vỏ Rể cây dâu. tẩm mật sao vàng)1 lạng
4. Bách bộ (tẩm mật sao vàng)1 lạng
5. Nam mạch môn (bỏ lõi sao vàng)1 lạng
6. Ngũ vị tử: phơi khô cho phồng)3 đồng cân
7. Ô mai 1 lạng
Cách Bào Chế:
Ô mai bỏ hột chỉ lấy thịt, giã cho thật nhỏ mịn.
6 vị thuốc trên tán nhỏ, rây kỹ lấy bột luyện với thịt ô mai viên bằng hạt đậu xanh.
Cách Dùng:
Trẻ em từ 1 tuổi uống 1 viên.
Trẻ em từ 2 tuổi uống 2 viên.
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên đến 12 tuổi uống từ 3 đến 5 viên. Uống với nước chanh, nước bưởi đường, hoặc nước cam.
Nếu có sốt không uống được nước chanh. Ngày uống 3 lần.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
Chủ trị: Các chứng ho như ho gà, ho gió, ho có đờm, ho mà khản cổ…
Kiêng ăn các chất tanh, cay, nóng.
Không phản ứng.
Nhận xét về kết quả:
Đã chữa độ 3000 người.
Kết quả 70 %.
BÀI CHỮA CAM RĂNG
Chữa các chứng răng cam chảy máu, lở loét hôi thối.
Đỗ Sĩ Điệt
Nguyên Liệu:
1. Cóc vàng: 1 con
2. Phèn chua: 8 gam
Bắt Con Cóc mổ bỏ phủ tạng, nhét phèn chua vào miệng con cóc cho hết. Đóng tất trộn giấy bản cho kín. Cho vào lò than nung 2-3 giờ. Cho chóng tỏ, chóng thịt hết, mang ra đập bỏ đất lấy than cóc tán bột rây mịn, bôi vào chỗ răng đau.
Chú ý phải nướng thật cháy kĩ.
Bài này của Cụ Tuệ Tĩnh, tôi dùng thấy rất tốt. Nay viết ra để đồng nghiệp tham khảo.
CHỮA NGỨA VÀ LỞ BÀI SỐ 716
Chữa lở ngứa
Người trình bày:Cam Văn Kim - Thôn Khoa Tế - Xã Đại Hưng (Gia Lâm).
Lịch sử bài thuốc:Gia truyền 2 đời. Bản thân áp dụng trên 20 năm.
Bài thuốc:
1. Cây ké (cả cây, lá, quả)1 nắm
2. Bèo tía1 nắm
3. Cây vòi voi1 nắm
Cách dùng:
Cho cả 3 vị vào nồi đổ nước (độ 5, 6 lít) đun kỹ lúc đang nóng chùm chăn đơn xông, khi nước đã nguội tắm rửa thật sạch chỗ mụn ngứa, lau người khô ráo thay quần áo sạch. Làm độ 3, 4 lần khỏi bệnh.
Chủ trị:
Chữa ngứa và lở.
Kiêng ăn: thịt gà, tôm, cua, cá, ốc, thịt chó.
Kết quả:
Đã chữa trên 1000 người.Kết quả 70 %.
BÀI SỐ 312 CHÂN TAY TÊ
Bài thuốc 2: Thủ túc ma tý thang
1. Huyền sâm12 gam
2. Khổ sâm4 gam
3. Đan sâm8 gam
4. Nhũ hương12 gam
5. Câu kỷ tử4 gam
6. Bạch cúc hoa4 gam
7. Kinh giới4 gam
8. Phòng phong8 gam
9. Uy linh tiên12 gam
10. Thiên ma8 gam
11. Câu đằng8 gam
12. Hà thủ ô chế4 gam
13. Xương bồ8 gam
Tác dụng:
Dưỡng âm huyết, lý khí, thông kinh, hoạt lạc, khu phong, trừ thấp, bình can, tức phong, chỉ kính.
Chủ trị:
Chân tay tê.
Liều dùng:
Sắc uống ngày 1 thang.
Kiêng kỵ:
Sống lạnh, béo ngọt quá mức, các chất kích thích.
BÀI SỐ 813. BỔ TỲ
“Bổ Tỳ, tiêu cam, béo người…”
Người trình bày:Lữ Dung (Ủy viên phân hội đông y tỉnh Hà Đông)
Lịch sử bài thuốc:Gia truyền đã lâu đời của ông cha để lại, áp dụng và kinh nghiệm trên 30 năm
Bài thuốc:1. Hoài sơn (đồ lẫn với gạo nếp từ 7 đến 9tiếng, sao khô tẩm mật) 500g
2. Ý dĩ (rửa sạch, sao chín tán mạt)320g3. Ý dĩ (rửa sạch để sống, tán mạt không sao)320g
4. Cóc da vàng (lột bỏ da chỉ lấy đùi, tẩm mật, sấy khô, tán)100 con
Cách chế:Các vị trên trộn đều cho vào thuyền tán, tán nhỏ, rây kỹ làm thuốc bột.
Nếu làm thuốc hoàn thì dùng kẹo mạch nha luyện kỹ viên, to bằng hạt ngô.
Cách dùng:Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.
Thuốc bột: mỗi lần uống 12g hòa với nước đun sôi hoặc với nước cháo.
Thuốc viên: Mỗi lần uống từ 10 đến 20 viên tùy theo lứa tuổi lớn nhỏ của các em
Chủtrị:Các loại cam đều công hiệu, người gầy, da xanh, biếng ăn, bụng ỏng đít beo, làm mạnh tỳ béo người.
- Không cấm kỵ, không phản ứng.- Kết quả: Đã chữa rất nhiều các em bị cam bằng bài thuốc này, kết quả 90%.
BÀI SỐ 59. CHỮA ỈA CHẢY
Người trình bày :Đào Ngọc San - Số 43 Hàng Gà - Hoàn Kiếm .
Lịch sử phương thuốc :Gia truyền 3 đời . Bản thân áp dụng 25 năm .
Phương thuốc :
1- Trần bì (sao vàng)5 đồng cân
2- Thanh bì (bỏ ruột sao vàng)3 đồng cân
3- Cam thảo (nướng cho thơm)1 đồng cân
4- Đinh hương2 đồng cân
5- Kha tử (bỏ hột phơi khô)3 đồng cân
6- Sa nhân2 đồng cân
Cách bào chế:
Các vị trên đem tán nhỏ.
Cách dùng:
- Thang bằng nước cơm hòa với thuốc bột
- Từ 1 - 3 tuổi ngày uống 5 lần mỗi lần 2 phân.
- Từ 4 - 5 tuổi ngày uống 5 lần mỗi lần 4 phân.
- Từ 7 - 10 tuổi ngày uống 5 lần mỗi lần 6 phân
- Tùy số tuổi mà tăng liều thuốc.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chủ trị: trẻ em tiết tả, hoặc hư hàn ẩu thổ.
- Người lớn thổ tả hoặc tả lỵ uống thuốc này cũng khỏi.
- Kiêng các thứ sống lạnh, thịt cá, mật mỡ, sữa để cách đêm…
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả :
- Mỗi năm chữa 300 người phạm vi Hà Nội - Kết quả 95%.
Chữa lở ngứa - Kinh niên
Người trình bày:Nguyễn Thiên Quyến - Số 8 Đường Yên Phụ - Khu Ba Đình.Lịch sử bài thuốc:Do ông thân sinh tôi nghiên cứu kinh nghiệm mà làm ra. Trong gia đình đã áp dụng 35 năm.
Bản thân đã áp dụng 13 năm.
Bài thuốc:
1. Cây xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông)
2. Quả chanh chín vàng
Cách chế:
Chọn thứ xương rồng có 3 cạnh (thường gọi là xương rồng ông), cạnh nào cũng ra gai, thường ra hoa ở gai, dùng cành tươi mập, lấy về cắt bở gai, đem hơ lửa cho chín cả trong lẫn ngoài, chừng nào thấy mềm nhũn là được (nướng sống thì ngứa không có tác dụng). Nướng xong vắt lấy nước lọc kỹ lấy chừng 60 ml.
Quả chanh chín vàng bổ vắt lấy nước gạn kỹ lấy chừng 30 ml tức là cứ 2 phân nước xương rồng thì 1 phân nước chanh, cả hai thứ hòa lẫn, lọc lại lần nữa cho vào lọ, nút kín dùng dần.
Cách dùng:
Trước khi bôi lấy nước đun sôi để nguội cho ít muối hoặc lấy là vối hay lá rau răm đun nước để nguội tắm rửa cho sạch, mơn hết mụn cho bong vẩy. Lau cho khô ráo rối mới bôi thuốc. Thuốc bôi 1 lần mỏng. Mỗi ngày bôi 1 hoặc 2 lần sáng và tối. Mỗi ngày tắm 1 lần.
Chủ trị:
Chữa chứng phá lở ngứa kinh niên do uất nhiệt,chỗ lở thường mọng nước, khi vỡ thì rựa dính không khô, có khi lở khắp cả người. Bài này chỉ thích hợp với người lớn.
Kiêng ăn: các thứ cay nóng như tỏi, ớt, hồ tiêu.
Phản ứng: khi bôi hơi sót, nên phải bôi mỏng.
Kết quả:
Đã chữa khoảng 200 người. trong số này 40 người kết hợp với thuốc uống trong, dùng những vị thuốc giải độc như: Kim ngân, Hạ khô thảo, Thương nhĩ tử, Thổ phục linh, Kinh giới v.v…
Kết quả 85 %.
BÀI SỐ 64. CHỮA ỈA CHẢY
Người trình bày: Dương Bá Tụy - Lê Mật - Việt Hưng - Gia Lâm .
Lịch sử phương thuốc :Gia truyền 6 đời. Bản thân đã áp dụng 45 năm
Phương thuốc :
1- Nam mộc hương (gọt vỏ)1 lạng
2- Nhục đậu khẩu (bỏ vỏ)1 lạng
Cách bào chế :
Các vị phơi khô, không sao, tán nhỏ thành bột dùng dần.
Cách dùng :
- Trẻ em uống 1 đồng cân thuốc bột 1 lần
- Người lớn uống 3 đồng cân thuốc bột 1 lần
- Ngày uống 2 lần
- Khi uống lấy thuốc bột cho vào gạo nếp nấu thành cháo mà uống. Cứ uống1 đồng cân thuốc bột thì phải lấy 6 đồng cân gạo nếp mà nấu .
Công dụng - cấm kỵ - phản ứng :
- Chủ trị: ỉa chảy, đau bụng.
- Kiêng ăn tanh, dầu mỡ
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả :
- Mỗi năm chữa 50 người.
- Kết quả 80%.
BỆNH TIẾT TẢ, ỈA CHẢY
A. Loại hàn tả.
Chứng trạng: Ngày đêm đi ỉa chảy nhiều lần. Phân lỏng không thối, sắc vàng nhợt hoặc không có phân, ra toàn nước, lúc đi không có tiếng kêu phành phạch, cứ tuồn tuột ra, giang môn không nóng, bụng sôi, không đau hoặc đau lâm râm, không đau dữ dội, được ấm áp thì dễ chịu. Không muốn ăn, không muốn uống nước. Nếu muốn uống thì chỉ uống chút nước nóng. Người xanh xao, mỏi mệt, rêu lưỡi trắng nhợt, tiểu tiện trong.
Nguyên nhân: Tỳ vị vốn đã hư yếu, lại ăn uống phải thức sống lạnh, thuỷ thấp đình trệ, gây trướng ngại việc tiêu hoá, trường vị không giữ được chức năng truyền tống và không phân thanh trọc được mà sinh bệnh.
Phép chữa: Ôn trung, khu hàn, kiện tỳ, chỉ tả.
BÀI SỐ 59. CHỮA ỈA CHẢY
Người trình bày :Đào Ngọc San - Số 43 Hàng Gà - Hoàn Kiếm .
Lịch sử phương thuốc :Gia truyền 3 đời . Bản thân áp dụng 25 năm .
Phương thuốc :
1- Trần bì (sao vàng)5 đồng cân
2- Thanh bì (bỏ ruột sao vàng)3 đồng cân
3- Cam thảo (nướng cho thơm)1 đồng cân
4- Đinh hương2 đồng cân
5- Kha tử (bỏ hột phơi khô)3 đồng cân
6- Sa nhân2 đồng cân
Cách bào chế:
Các vị trên đem tán nhỏ.
Cách dùng:
- Thang bằng nước cơm hòa với thuốc bột
- Từ 1 - 3 tuổi ngày uống 5 lần mỗi lần 2 phân.
- Từ 4 - 5 tuổi ngày uống 5 lần mỗi lần 4 phân.
- Từ 7 - 10 tuổi ngày uống 5 lần mỗi lần 6 phân
- Tùy số tuổi mà tăng liều thuốc.
Công dụng - Cấm kỵ - Phản ứng:
- Chủ trị: trẻ em tiết tả, hoặc hư hàn ẩu thổ.
- Người lớn thổ tả hoặc tả lỵ uống thuốc này cũng khỏi.
- Kiêng các thứ sống lạnh, thịt cá, mật mỡ, sữa để cách đêm…
- Không phản ứng
Nhận xét - Kết quả :
- Mỗi năm chữa 300 người phạm vi Hà Nội - Kết quả 95%.
ĐAU BỤNG THAI VÀ AN THAI
Lương y Hà Dương Tiệp
Phó Chủ tịch Hội YHCT Chương Mỹ - Hà Tây
1. Thành phần bài thuốc:
Bạch truật16g
Mộc hương12g
Cành tía tô (Tô ngạnh)12g
Củ gai20g
Sa nhân8g
Ngải cứu8g
2. Công năng - Tác dụng:
An thai chỉ thống, chỉ huyết chỉ ẩu, điều hòa khí huyết, bổ tỳ kiện vị hóa thấp, ấm bụng.
3. Chủ trị:
Phụ nữ có thai đau bụng, động thai.
4. Cách sử dụng và liều lượng:
Các vị trên cho vào siêu, đổ thêm 400ml nước, sắc cạn lấy 100ml, chia làm 2 lần uống tròng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
CHÀM ĐEN HOẶC ĐỎ - NGỨA LOÉT
Người trình bày:Dương Văn Ninh - Số 70 Bạch Mai - Khu Hai Bà.
Lịch sử bài thuốc:Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng trên 30 năm.
Bài thuốc:
1. Vỏ tôm càngcon trai dùng7 cái
Con gái dùng9 cái
2. Hùng hoàng1 đồng cân
3. Dấm thanh (vừa đủ ngâm 2 vị trên)
Cách dùng:
Cho vỏ tôm càng vào dấm thanh ngâm độ 3 giờ rồi lấy nước dấm hoà với 1 đồng cân hùng hoàng tán (bỏ vỏ tôm đi) cho đều mà bôi vào chỗ chàm. Bôi kỳ khỏi thì thôi.
Chủ trị:
Các chứng chàm má trẻ em, chứng chàm đen hoặc đỏ.
Còn các chứng chàm đã bị lâu, phát ngứa, loét hoặc các chứng lở loét ngoài da và ở đầu thì dùng bài sau đây:
1. Xuyên hoàng liên (tán mạt)1 đồng cân
2. Hồng đơn1 đồng cân
3. Ngân chu1 đồng cân
4. Hùng hoàng5 phân
Cách dùng:
Bốn thứ bột trên hòa với mỡ trăn (nếu không có mỡ trăn dùng dầu thầu dầu thay cũng tốt) bôi vào chỗ lở loét và nốt chàm. Trước khi bôi thuốc lấy:
1. Lá vối tươi
2. Lá bấn đỏ
3. Lá kinh giới
Mỗi thứ 1 nắm và ít muối cho vào nước lã đun sôi, lấy nước để còn hơi âm ấm rửa mơn cho bong vảy ra, rồi chấm khô ráo bôi thuốc vào.
Chú ý: Nếu bệnh ngứa nhiều quá thì cho thêm vào các thứ lá trên: Cánh bèo 1 nắm (hoặc lá dáy dại 1 nắm cũng được) khi nước đã đun rồi cấm không pha thêm nước lã.
Cấm kỵ:
Kiêng ăn các thứ có thể làm mưng tấy như sôi nếp, khoai lang, đậu phụ và các thứ nóng, tanh như thịt gà, thịt chó, cua, trứng…
Phản ứng:
Nước tắm rửa có bèo cái hoặc lá dáy đã đun sôi mà còn pha nước lã dùng sẽ ngứa thêm.
Kết quả:
Quá trình chữa bệnh trên 30 năm đã chữa hơn 400 em chàm má và lở đầu.
Kết quả 80 %.
NGỨA MẨN TỊT- LỞ LOÉT - SÂU QUẢNG
Người trình bày:Đoàn Văn MùiSố 68 Ngõ Mỹ Đức chợ Khâm Thiên - Khu Đống Đa.
Lịch sử bài thuốc:Gia truyền lâu đời. Bản thân áp dụng trên 40 năm.
A. Bài thuốc cao:
Bài thuốc:
1. Đại hoàng1 lạng
2. Hồng đơn3 đồng cân
3. Đương quy5 đồng cân
4. Liên kiều1 lạng
5. Huyền sâm1 lạng
6. Sinh địa1 lạng
7. Bắc bạch chỉ5 đồng cân
8. Ngô công5 đồng cân
9. Túc xác5 đồng cân
10. Hoàng lạp1 lạng rưỡi
11. Dầu ta1 lít rưỡi
12. Quế chi3 đồng cân
Cách chế:
Trừ 2 vị hồng đơn và hoàng lạp để ngoài, còn các vị cho vào dầu ta nấu (đều dùng thuốc sống, không phải bào chế) khi nào thấy bã thuốc cháy đen thì vớt bỏ đi, lọc cho kỹ rồi cho hoàng lạp và hồng đơn vào đun cho tan, cô lại cho đặc như thuốc cao là được. Khi cô thuốc quấy luôn tay cho đến khi thật nguội thì thuốc mới đều và không bén.
B. Bài thuốc bột:
Công thức:
1. Phèn xanh1 đồng cân
2. Phèn chua1 lạng
3. Long não5 phân
Cách chế:
Ba vị để sống tán nhỏ, rây kỹ cho vào lọ nút kín dùng dần.
Cách dùng:
Tuỳ theo chỗ đau nặng, nhẹ, to, nhỏ, nhiều, ít mà pha thuốc bột vào với nước đun sôi, pha vừa dùng không đặc quá, dùng để rửa chỗ đau cho sạch, rồi lấy bông chấm cho khô ráo, lúc đó mới bôi thuốc cao, bôi mỏng không cần bôi nhiều, không băng buộc gì cần để cho thoáng hơi.
Chủ trị:
Các chứng: Ngứa gãi chảy máu mủ, mẩn tịt, bệnh phong rũi nổi tịt lên như bánh đa, “cái sương” ăn như hắc lào, sâu quảng, lở loét..v..v……
Kiêng ăn các vị cay nóng.
Không phản ứng.
Kết quả:
Đã chữa rất nhiều các loại bệnh như trên bằng thuốc này.Kết quả 90 %.
13 BÀI THUỐC AN THAI
Chữa đau bụng do động thai: Củ gai 40g, sao vàng, sắc đặc uống. Ghi chú: Khi động thai, đau bụng nhiều, có kèm ra huyết, nên đến các cơ sở y tế khám thai để theo dõi và điều trị.
Người phụ nữ trong thời kỳ thai nghén thường hay gặp những trường hợp bất ngờ hoặc trệ thai, hoặc có thai mà đau bụng, thậm chí có người phải sanh non, sẩy thai do nhiều nguyên nhân như gánh nặng, đi đường xa, lao động nặng dưới trời oi bức, ngã khi đi xe đạp… gây ảnh hưởng đến bào thai.
Cây lá gai cho lá làm bánh ít, lấy sợi vỏ thân đan lưới cá, củ làm thuốc an thai.
Chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc đã được các lương y lành nghề lâu năm cống hiến, theo tài liệu Toa thuốc Đông y cổ truyền Việt Nam.
1- Có thai hay đau bụng: Lấy củ gai (cây lá gai cho lá làm bánh ít, dùng vỏ lấy sợi đan lưới cá) rửa sạch, thái mỏng, rang vàng, sắc uống. Lúc uống vò thêm 9 đọt ngải cứu vắt nước vào thuốc làm thang để an thai.
2- Có thai đau bụng hoặc động thai xuất huyết: Lấy củ gai rửa sạch cạo bỏ vỏ ngoài, Ngải cứu 11 đọt, rửa sạch; cả hai thứ thái nhỏ cho vào siêu, đổ nước ngập bã thuốc, sắc chín, chế vào 1/3 chén rượu, ăn cả bã uống cả nước.
3- Có thai gần kỳ sinh, phù thũng toàn thân: Tía tô (cả cành và lá) 80g, vỏ củ gừng tươi 40g. Tía tô thái nhỏ, cả hai thứ cho vào nồi đất, đổ khoảng 2 ca nước lạnh, bịt kín miệng nồi đun sôi. Xông cho ra mồ hôi nhiều và uống một bát nước xông ấy là khỏi.
4- Phụ nữ có thai thường sinh non hoặc động thai: Hạt sen (bỏ tim) 12g, củ gai 12g, gạo nếp 12g. Củ gai cạo vỏ rửa sạch thái mỏng, gạo nếp nấu cháo thật nhừ, xong cho khoảng 2 vị thuốc trên nấu chín, mỗi sáng ăn 1 lần, ăn khoảng 20 lần sẽ hiệu nghiệm.
5- Trệ thai: Nguyên nhân: Do gánh nặng đi đường xa, bị té ngã hoặc do phòng sự làm cho thai trệ (lệch thai). Triệu chứng: Bụng dưới nặng, đi tiểu không thẳng chỗ, đi lại khó khăn, đau hoặc có chớm huyết. Dùng củ gai (sao rượu) 120g, ngải cứu (sao khô) 80g. Đổ hai bát nước sắc lấy 2/3 bát, uống mỗi ngày hai lần, đêm một lần, uống trước hai bữa ăn, uống liên tục ba thang. Kiêng kỵ: Không lao động nặng, tránh phòng sự.
6- Đau bụng trệ thai: Củ gai 12g, thăng ma đầu 12g, lá vông nem 12g, đương quy thân 20g, rễ cây cối xay 12g. Các vị trên rửa sạch thái nhỏ, sắc uống sẽ ổn định thai.
7- Chữa đau bụng do động thai: Củ gai 40g, sao vàng, sắc đặc uống. Ghi chú: Khi động thai, đau bụng nhiều, có kèm ra huyết, nên đến các cơ sở y tế khám thai để theo dõi và điều trị.
8- Chữa đau bụng do động thai: Củ gai 40g, củ rau má 12g, ngải cứu 30g, cỏ nhọ nồi 20g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, lá tía tô đỏ 12g. Sắc đặc, ngày uống 1 thang 2 lần.
9- Chữa có thai hay đau bụng dưới: Củ gai 100g, lá ngải cứu (tươi) 50g, cành tía tô 50g. Củ gai rửa sạch cạo vỏ thái mỏng, sao vàng, tán bột. Cành tía tô sao vàng, tán bột. Lá ngải cứu bỏ cọng phơi khô, tán bột. Ba thứ trộn đều, luyện hồ viên bằng hạt ngô, ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên.
10- Trị sẩy thai liên tục: Lá ngải cứu 12g, vỏ quýt lâu năm 8g, cành tía tô 12g, cam thảo đất 8g, cỏ mần trầu 8g, cỏ mực 8g, húng quế 8g, rau má 8g, củ gai 20g, ké đầu ngựa 8g, gừng 3 lát. Sắc uống.
11- An thai (do ngã đau bụng): Lá ngải cứu 1 nắm vò nước cho uống. Hoặc: cành lá tía tô 40g, xích đồng nam 20g, củ gai sao 20g. Sắc uống.
12- Do khí hư, thai hay động: Xích đồng nam 28g, củ gai 12g, cành vông non 16g, cành sung non 16g, hà thủ ô 16g, ngải cứu 12g, tía tô 12g. Sắc uống.
13- An thai hoàn: Thục địa sấy khô 80g, tục đoạn 40g, ngải cứu 80g, vỏ quýt 20g, rễ củ gai 80g, cành tía tô 40g, sa nhân 20g, củ mài 120g, củ cỏ cú (tứ chế) 20g. Tá dược vừa đủ 1.000g. Viên nhỏ, đóng lọ 90g. Công dụng: Chữa phụ nữ bị động thai, đe dọa sẩy, người mệt, nôn ọe, đau bụng, hoa mắt, kém ăn ngủ. Liều dùng: mỗi lần 20g, ngày 2 lần sau bữa ăn hoặc khi đau bụng. Người đã bị sẩy hoặc mới có thai lần đầu tiên nên uống đề phòng, nhất là trong tháng thứ ba.
Về TRANG CHỦ
Lượt xem:527.
SỔ TAY BÀI THUỐC NAM GIA TRUYỀN. TỪ CÂY NHÀ LÁ VƯỜN- Tác Giả: LÊ VĂN TUYÊN
Bí Mật Tư Duy Triệu Phú
Sách Thuốc Nam Kinh Nghiệm Chữa Bệnh Gia Truyền
Khám Phá Bí Mật Ngữ 12 Chòm Sao Trong Tình Yêu
Truyện Tình Yêu Hay
KHO TÀI LIỆU SÁCH THUỐC NAM ĐÔNG Y CŨ QUÝ
THÔNG TIN
ADMIN:Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM
SĐT: 0336631403
SĐT: 0929668648

.Liên Hệ FACEBOOK:LÊ VĂN TUYÊN
Về TRANG CHỦ
Copyright 2014 © kenhGiaiTriAz.Wap.Sh

pacman, rainbows, and roller s